PAO PEVIL

Sự sùng bái Mithra của người Aryan cổ đại

Mithra là vị thần của Ánh Sáng, sự Thuần khiết, tốt lành, sự thật và chiếm một vị trí quan trọng trong đức tin của người Aryan cổ đại. Và sự sùng bái Mithra đã được phát hiện từ hàng ngàn năm trước.

Sự sùng bái Mithra

Có nhiều ý kiến khác nhau về sự truyền bá của giáo phái Mithra (hay Mithras, Mitra), nhưng đáng tin cậy nhất là các nghi thức được mô tả lại bằng văn bản đầu tiên về giáo pháo Mithraic từ thế kỷ 14 trước Công nguyên.

Trong bản hiệp ước được ký kết giữa vương quốc Mitanni hùng mạnh (Mitanni nằm ở phía bắc cao nguyên Armenia) cụ thể là của vua Shativaza (chưa rõ – 1350 trước Công nguyên), và vua Hittite của Suppiluliuma (1380 – 1346 trước Công nguyên) chúng ta có thể thấy tên của Mithra. Vì vậy, giáo phái Mithraic đã được đề cập trong các bản khắc chữ hình nêm của Ba Tư và trong các văn bản Vedic (Vệ Đà) của Ấn Độ từ thế kỷ thứ IV trước Công nguyên.

Xem thêm thông tin một số vị Thần khác thông qua chuyên mục chuyên viết về các vị Thần của tôi.

Kết quả của cuộc cách mạng tôn giáo Ardashir II, Vua Sassanid của Ba Tư vào năm 395 sau Công nguyên đã nhập các giáo phái của Mithra và Anahita (nữ thần Iran) vào Ba Tư và kết hợp với Zoroastrianism. Vào thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên, giáo phái Mithra được nhập vào Rome và vào thế kỷ thức ba sau Công nguyên, tôn giáo này đã trở nên nổi bậc và lan rộng từ Ấn Độ đến Biển Đen, từ Balkan đến Anh và Tây Ban Nha. Có hơn bốn trăm tàn tích đền Mithraic trên khắp châu Âu.

Vì vậy, ngay từ đầu vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, giáo phái này đã lan rộng từ cao nguyên Armenia đến Nam Ba Tư và Ấn Độ và trong thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đến Tây Bắc Châu Âu.

Đền thờ của Mithra

Ở cao nguyên Armenia, ngồi đền chính của Mithra (Mihr) được xây dựng tại làng Bagaritch, vùng Derjan (vùng lãnh thổ phía đông Thổ Nhĩ Kỳ). Đền thờ ở Garni cũng được dành riêng cho giáo phái Mithra.

một ngôi đền sùng bái Mithra tại garni

Đền thờ tại Garni dành riêng cho Mithra.

Tại thành phố Artashat, tàn tích đền Mithraic được khai quật, được xây dựng từ đá cẩm thạch đen và được xây dựng lại vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên bởi Tiridates I, Vua Armenia của triều đại Arsacid. Một bức tượng của Mithra nằm gần lăng mộ Antiochus I trên Mount Nemrut (phía đông nam Thổ Nhĩ Kỳ). Ông được ngồi ở phía bên trái của Aramazd, vị thần sáng tạo trong huyền thoại Armenia tiền Kitô giáo.

Tượng Mithra tại Nimrut.

Tượng Mithra tại Nimrut.

Trong sử thi của người Armenian cổ đại “Daredevis of Sassoun” chúng ta cũng có thể thấy nhân vật Mithra.

Trong các tác phẩm điêu khắc cổ đại, Mithra thường được miêu tả là một chàng trai trẻ mạnh mẽ với chiếc mũ Phrygian hoặc Armenia đang giết chết một con bò thiêng, được gọi là tauroctony.

Tượng thần Mithra đang giết một con bò tót trong sức nóng của mithraem, bởi các cuộc khai quật khảo cổ Ostia Antica – Rome.

Tượng thần Mithra đang giết một con bò tót trong sức nóng của mithraem, bởi các cuộc khai quật khảo cổ Ostia Antica – Rome.

Trong ngôi đền Armenian, Mithra là vị thần của ánh sáng và sự thuần khiết. Người Ý tin rằng một ngôi đền dành riêng cho Mithra cũng đã được tìm thấy ở Armavir, cố đô của Armenia.

Sự sùng bái Mithra bắt đầu biến mất vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên.

Huyền thoại Mithraic

Theo tín ngưỡng cổ xưa của người Armenia, 365 vị thánh đang sống ở trung tâm của Mặt trời và mỗi người trong số họ là chủ sở hữu của một ngày trong năm, được chỉ định để ngăn chặn điều ác.

Người ta nói rằng trong vùng biển mặn (Hồ của Van), có một tảng đá, và khi trời tối, một tia sáng đã rơi xuống tảng đá và ngay sau đó Mithra được sinh ra. Ông trần truồng với chiếc mũ Phrygian trên đầu và ông cầm một ngọn đuốc trong tay trái chiếu sáng thế giới. Bằng cách giết con bò, Mithra đã tạo ra thế giới từ các bộ phận của nó.

Mithra được khắc từ một tảng đá cẩm thạch tại Rome (180 – 192 sau Công nguyên).

Mithra được khắc từ một tảng đá cẩm thạch tại Rome (180 – 192 sau Công nguyên).

Strabo ghi lại rằng trong thời gian trị vì của Đế chế Achaemnid, người Armenia Satrap đã hiến tế 20.000 con ngựa hàng năm trong nghi lễ Mithra. Các nghi lễ dành riêng cho Mithra được người Armenians tổ chức trong Tháng của Areg, trùng với tháng Mithra của người Iran. Tháng thứ bảy của người Armenia được đặt tên là Mehekan và ngày thứ tám hàng tháng được gọi là Mithra.

Sinh ra từ đá

Mithra, vị thần của ánh sáng, lòng tốt và những khế ước đã thực sự được sinh ra từ chính tảng đá, điểm này được khẳng định bởi các phát hiện khảo cổ học và ngôi đền Geghard ở Armenia, được khắc vào trong các kiến trúc bằng đá.

Vào năm 1953 – 54, trong quá trình nghiên cứu tại Eskikale (Thổ Nhĩ Kỳ), một đường hầm đã được khai quật, đạt tới độ sâu 160 mét (525 feet) bao gồm một sườn núi dài kết thúc với hai phòng hình tròn. Nó tương tự như đường hầm tại Bagaritch ở Upper Armenia với quần thể đền thờ dành riêng cho Mithra.

Trong quan điểm thần thoại học, các đường hầm là nơi sinh ra của Mithra, như đã nói ở trên, một chùm ánh sáng, tách khỏi ngôi sau, chiếu sâu vào trong đường hầm, sinh ra Mithra, cũng là nơi ông lên Thiên Đàng.

Một phòng bằng đá trong đền thờ Geghard, tu viện Armenia thế kỷ 13.

Một phòng bằng đá trong đền thờ Geghard, tu viện Armenia thế kỷ 13.

Sự sùng bái Mithra trong Kinh Vệ đà

Trong các văn bản Vệ đà, Mithra là vị thần bảo vệ Mặt trời và luôn được nhắc đến với Varuna. Trong các tài liệu cổ của Ấn Độ, Mithra là vị thần của tình yêu, ánh sáng, sự dịu dàng và ánh nắng Mặt Trời. Sự gần gũi, tình cảm giữa Mithra và Varuna không thể tách rời và rất ổn định. Varuna là thần của trời và đêm. Mithra là thần ánh sáng, ánh nắng và ban ngày. Những vị thần của đêm và ngày thường được dâng hương như nhau trong các nghi lễ sùng bái. Varuna cũng là vị thần của nước và biển và là chồng của Varun, thần rượu vang.

Hình ảnh Varuna

Hình ảnh Varuna

Trong Kinh Vệ Đà là đáng chú ý nhất vì có mô tả nghi thức chính của giáo phái Mithraic, chẳng hạn như hy sinh một con bò, điều này đã xâm nhập vào châu Âu. Một trong những vị thần cao quý nhất là Soma (trong Avesta, bộ sưu tập chính các văn bản tôn giáo của Zoroastrianism, thay vào đó ông được đặt tên là Haoma). Soma là vị thần với sức mạnh bất khả chiến bại, vị thần chữa khỏi mọi bệnh tật. Chính Soma là vị thần đã ban cuộc sống, sự giàu có và thực hiện các mong muốn.

Trong tiếng Phạn, tên Soma được sử dụng cho Mặt trăng. Tuy nhiên, chúng giống nhau chỉ vì tên, vì tất cả các đặc điểm của Mặt trăng được quy cho một nữ thần thực vật.

Soma cũng là tên của một loại cây linh thiêng. Một loại đồ uống có cồn mạnh được các vị thần yêu thích và danh tiêng cho các vị thần được làm từ lá của loại cây này. Trong các nghi lễ, các pháp sư đã uống đồ uống này để đến gần và tham gia với các vị thần. Soma là vị thần của sự sống và tinh hoa sự sống, và các vị thần đã có sự sống vĩnh cửu từ đồ uống này, những người phàm trần nghĩ rằng có thể đạt được “sự sống vĩnh cửu” bằng cách uống loại nước đó, theo nghĩa đen là sự kết hợp giữa Thần và Tinh hoa.

Theo truyền thuyết, một cuộc bạo loạn xảy ra giữa các vị thần. Thần Shiva đã tham gia vào cuộc chiến đó và trong một cú đánh đã chia thần Soma ra làm hai, điều này thể hiện truyền thống giết bò tót linh thiêng.

Trong các phiên bản khác của câu chuyện, các vị thần quyết định giết Soma. Thần Wayuu ra lệnh xử tử và yêu cầu sự giúp đỡ từ Mithra – Varuna. Mithra đã từ chối và nói: “Tôi mong muốn tình yêu, lợi ích và tình cảm với mọi người”. Nhưng cuối cùng, Mithra đã đồng ý tham gia nghi thức giết Soma để hưởng lợi từ sự đó. Sau khi giết, họ đã nghiền nát Soma giữa hai hòn đá. Mithra, có trách nhiệm làm đổ một phần nước của Soma xuống đất, từ đó thực vật và động vật sẽ nảy mầm.

Trong các bức ảnh và tác phẩm điêu khắc về nghi lễ hiến tế bò, Mithra thường được nhìn thấy quay mặt và mắt đi, cho thấy thần từ chối hoặc chán ghét khí hoàn thành hành động này. Nhưng con bò là nguồn sống, và nghi thức là cần thiết.

Avalon – Hòn đảo huyền thoại

Avalon – Hòn đảo huyền thoại

Avalon được xem như là một hòn đảo được bao phủ bởi sương mù bằng ma thuật và liên quan đến nhiều thần thoại cổ xưa, là lối vào Thế giới khác (Otherworld), nơi con người có thể sống đến hàng trăm năm, cũng là một nơi đầy bình an và trí tuệ. Hòn đảo Avalon có thần...

Holy3 đã tìm thấy tôi như thế nào?

Holy3 đã tìm thấy tôi như thế nào?

Đây là một bài viết đã lâu trên NoSleep, và giờ tôi xin dịch lại toàn bộ câu chuyện, tài liệu và tư liệu có liên quan đến tổ chức này. Tôi biết tổ chức này là một nhóm người sùng bái sức mạnh siêu nhiên và có thể hướng dẫn người khác kích hoạt trạng thái siêu nhiên...

Red Room có thật không?

Red Room có thật không?

Các câu hỏi thường gặp nhất về Deep Web trên Google mà tôi tìm thấy là về “Red Room” – Căn Phòng Đỏ. Trước khi tôi làm rõ khái niệm này, tôi xin trình bày sơ qua các khái niệm về Deep Web trước khi đề cập đến Red Room để bạn dễ hình dung. Thuật ngữ “Deep Web” được...

Trường sinh học theo quan điểm vật lý lượng tử

Trường sinh học theo quan điểm vật lý lượng tử

Nói tới trường là nói tới các lượng tử của trường. Ví dụ lượng tử của trường điện từ là photon và tương tác giữa các điện tích chẳng hạn, được quy về sự trao đổi photon giữa chúng. Nếu công nhận trường sinh học, cần chỉ ra lượng tử của nó – một “hạt cơ bản sinh học”...

Hội kín Bình minh Ánh Kim

Hội kín Bình minh Ánh Kim

Hội kín Bình minh Ánh Kim có tên tiếng anh đầy đủ là Hermetic Order of the Golden Dawn (Tên Latin: Ordo Hermeticus Aurorae Aureae; hoặc, phổ biến hơn, là Golden Dawn (Aurora Aurea)) là một hội kín dành cho việc nghiên cứu và thực hành các hoạt động huyền bí, siêu hình...

Archangel – Tổng lãnh Thiên Thần

Archangel – Tổng lãnh Thiên Thần

Tổng lãnh Thiên Thần được hiểu đơn giản là những vị Thiên thần đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau mà Chúa Trời trao cho, và nhiệm vụ chính là bảo vệ loài người, cai quản các không gian khác ngoài Mặt đất. Tổng lãnh Thiên Thần - Họ là ai? Theo Kinh thánh, có bảy Tổng...

Pin It on Pinterest

Share This